Nhổ răng tuy chỉ là tiểu phẫu nhỏ nhưng bạn vẫn cần đặc biệt quan tâm để nhanh lành vết thương và hạn chế biến chứng về sau. Nếu đang băn khoăn nhổ răng có cần xét nghiệm máu không? Mục đích của xét nghiệm máu trước khi thực hiện là gì thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nhổ răng có cần xét nghiệm máu không?
Nhổ răng là kỹ thuật sử dụng các thiết bị, công nghệ để lấy chiếc răng cần nhổ ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này được chỉ định trong các trường hợp: răng sâu, viêm tủy không thể giữ lại được, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc cần nhổ bớt răng để thực hiện niềng răng chỉnh nha.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, chụp phim X-quang cẩn thận toàn hàm. Sau khi có kết quả chính xác, kết hợp với tiền sử bệnh lý trước đó, bác sĩ mới quyết định cần xét nghiệm máu hay không.
Bệnh nhân cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp nhổ răng đều cần xét nghiệm máu. Những trường hợp nhổ răng đơn giản như nhổ răng sâu, răng sữa, nhổ răng trước khi niềng mà bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không mang bệnh lý nguy hiểm thì có thể không cần xét nghiệm máu.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bắt buộc phải xét nghiệm máu trước khi nhổ răng, đó là:
– Người mọc răng khôn bị lệch, bị mọc ngầm phức tạp.
– Bệnh nhân có tiền sử bệnh bệnh huyết học, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen suyễn), lao hoặc đái tháo đường, giang mai,…
– Bệnh nhân đang mắc các bệnh lây nhiễm như: viêm gan B, HIV hay AIDS,...
2. Mục đích của xét nghiệm máu trước khi nhổ răng
Nhiều người băn khoăn không biết mục đích của xét nghiệm máu trước khi nhổ răng là gì. Thực chất điều này nhằm kiểm tra các hằng số sinh lý, phát hiện kịp thời và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Xác định thể trạng và các bệnh lý nếu có
Các chỉ số khi xét nghiệm máu gồm: số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu trong một thể tích máu, độ phân bố kích thước hồng cầu, tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn thân,… Đây là những thông số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra phát hiện sớm những bệnh lý có thể đang diễn biến như bệnh tiểu đường, tim mạch, chậm đông máu,…
Từ những chẩn đoán chính xác trên, bác sĩ mới đưa ra quyết định có thực hiện nhổ răng hay không, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Lựa chọn cách thức nhổ răng hợp lý
Một tác dụng khác của xét nghiệm máu là giúp bạn chọn cách thức nhổ răng hợp lý, an toàn, thoải mái nhất. Nếu có sức khỏe tốt, không bệnh nền, tình trạng răng cần nhổ bình thường, bạn chọn tiểu phẫu bằng phương pháp thủ công đơn giản.
Tuy nhiên nếu sau khi xét nghiệm máu, phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn, kết hợp tình trạng răng mọc lệch lạc, mọc ngầm, bạn nên chọn công nghệ nhổ răng hiện đại. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng.
Đề phòng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm
Như mọi người đã biết, một số bệnh lý có thể lây truyền qua đường máu như viêm gan B, HIV/AIDS,… nguy hiểm và khó chữa. Xét nghiệm máu trước khi nhổ răng chính là để kịp thời phát hiện các loại bệnh này. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phương án phẫu thuật vô trùng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và chính bản thân mình.
Có đáp ứng tiêu chuẩn phẫu thuật không
Tiêu chuẩn phẫu thuật cũng là yếu tố quan trọng quyết định bạn có nhổ được răng hay không. Điều này đôi khi không thể nhìn bằng mắt thường mà phải qua kiểm tra bằng cách xét nghiệm. Ví dụ, khi nhổ răng, việc bị chảy máu là điều bình thường và không nguy hiểm với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, người mắc bệnh máu khó đông, máu loãng rất dễ gặp biến chứng khó lường. Bởi vậy, trước khi nhổ răng, xét nghiệm máu để tránh rủi ro, vết thương kéo dài, khó lành, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Xét nghiệm máu nhổ răng có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm máu nhổ răng có cần nhịn ăn không cũng là băn khoăn của nhiều người. Theo chuyên gia, các trường hợp xét nghiệm máu nhổ răng đều cần nhịn ăn trước đó. Vì những khoáng chất như đường, đạm, chất béo từ thực phẩm hay các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất phụ gia dễ ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, café,… trước khi xét nghiệm khoảng 24h. Nếu thấy khát nước, bạn có thể chọn nước lọc nhằm dảm bảo kết quả chính xác nhất cho các chỉ số.
4. Quy trình nhổ răng như thế nào?
Nếu đang băn khoăn quy trình nhổ răng chuẩn Y khoa được thực hiện như thế nào, bạn tìm hiểu cụ thể thông tin dưới đây. Điều này sẽ giúp mọi người cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.
Bước 1: Thăm khám và tiến hành chụp phim X-quang
- Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe khoang miệng cũng như răng ở vị trí cần nhổ.
- Sau đó, tiến hành chụp phim X-quang răng chi tiết nhất. Khi đã có đầy đủ kết quả, kết hợp với xét nghiệm máu (nếu cần), bác sĩ đưa ra kết luận đủ điều kiện nhổ răng hay không.
Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn răng miệng cẩn thận
- Tiếp đến, bác sĩ và y tá sẽ thực hiện vệ sinh và sát khuẩn răng miệng cẩn thận.
- Mục đích: Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bên trong khoang miệng, đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình tiểu phẫu. Hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm khác.
Bước 3: Gây tê tại chỗ
- Sau khi đã vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng, bác sĩ tiến hành gây tê vùng cần nhổ răng.
- Mục đích: Không để bệnh nhân cảm thấy đau nhức, giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi hơn.
Bước 4: Nhổ răng
- Tùy từng trường hợp răng cần nhổ, bác sĩ thực hiện nhổ răng bằng phương pháp truyền thống hoặc nhổ răng bằng công nghệ cao mới nhất. Sau đó, bác sĩ khâu cẩn thận vết thương.
- Kết quả sau cùng vẫn là: Loại bỏ tận gốc chân răng, diện tích vết thương nhỏ, hạn chế đau nhức, chảy máu, không để xảy ra biến chứng.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà & hẹn lịch tái khám
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám.
5. Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng
Quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng giúp bạn vượt qua những cơn đau, nhanh lành vết thương, hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác.
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
– Sau khi nhổ răng khôn tại phòng khám, bạn không nên trở về ngay mà nghỉ ngơi khoảng 30 phút, tránh trường hợp bị choáng. Hãy đảm bảo sức khỏe ổn định mới rời khỏi phòng khám.
– Bạn cần cắn chặt miếng gạc trong 20 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Tuy nhiên không cần ngậm gạc quá lâu vì gạc sẽ hút hết chất dịch huyết tương từ vết thương khiến lâu lành hơn.
– Tùy cơ địa mỗi người, nếu thấy vị trí nhổ răng bị sưng thì cần chườm đá ngay trong ngày đầu tiên. Cách thực hiện như sau: Bạn lấy vài viên đá nhỏ, cho vào khăn sạch rồi chườm lên má xung quanh nơi bị sưng lên. Chườm khoảng 5- 10 phút thì bỏ ra. Nghỉ ngơi một chút, sau đó chườm tiếp đến khi thấy tốt hơn.
– Trong ngày đầu tiên, bạn có thể chưa cần vội vàng đánh răng vì dễ ảnh hưởng đến cục máu đông. Sử dụng nước muối ấm và súc miệng sạch sẽ sau khi ăn. Nhớ súc nhẹ nhàng từng chút một. Sau khi đã thoải mái hơn, bạn có thể đánh răng bình thường, nhưng đừng chà quá mạnh lên vị trí nhổ răng.
– Bạn nhớ uống thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê để chống nhiễm trùng, hạn chế tình trạng đau nhức.
Chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng khôn
- Trong 1- 2 ngày đầu, bạn nên ưu tiên sử dụng các món ăn dễ nhai, dễ nuốt, nhỏ, mịn như cháo, bún, miến, súp, sinh tố, nước trái cây,… Sau khi đã thấy tốt hơn, bạn có thể ăn uống như bình thường.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá rắn hoặc quá dẻo tác động lên vị trí răng mới nhổ.
- Không ăn các đồ ăn quá cay hoặc quá nóng để hạn chế gây ra hậu quả xấu cho khoang miệng.
- Không được dùng đá hoặc nước lạnh tiếp xúc trực tiếp lên khu vực vết nhổ răng.
- Không được uống rượu bia, nước ngọt có ga, hút thuốc trong 1- 2 ngày sau khi nhổ răng.
Một số lưu ý khác sau khi nhổ răng
- Bạn nên có chế độ nghỉ hợp lý, tránh lao động nặng gây quá sức cho cơ thể sau khi nhổ răng
- Bạn tuyệt đối không tác động mạnh lên khoang miệng
- Bạn không được dùng tay hoặc vật sắc nhọn chạm tới vết thương vì sẽ chảy máu và dễ nhiễm khuẩn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page